Bản đồ chiến lược và Thẻ điểm cân bằng

     Trong khi Bản đồ chiến lược và Thẻ điểm cân bằng có thể phát triển để phù hợp với bất cứ cách tiếp cận chiến lược nào, cách tiếp cận của chúng tồi dựa vào mô hình chung do Michael Porter để xuất, nhà sáng lập và người đi đầu xuất chúng trong lĩnh vực chiến lược. Porter cho rằng chiến lược là việc chọn lọc một tập hợp các hoạt động mà tố chức có thể thực hiện một cách xuất sắc để tạo ra khác biệt bền vững trong thị trường.

Bản đồ chiến lược và Thẻ điểm cân bằng

     Sự khác biệt bền vững có thể là việc tạo ra giá trị lớn hơncho khách hàng so với đối thủ cạnh tranh, hoặc cung cấp những giá trị tương đương nhưng với chi phí thấp hơn. Ông khẳng định: “Sựkhác biệt phát sinh từ hai mặt: sự lựa chọn các hoạt động cần làm và cách thực hiện các hoạt dộng đó.” Chúng tôi sẽ đưa ra các ví dụ cụ thế về các chiến lược như vậy khi thảo luận về tập hợp các giá trị tố chức chọn lựa đểđem đến cho khách hàng.

     Qua tóm lược ngắn ngọn các thông tin cơ bản về việc thiết lập định hướng ở tầm cao của tố chức – gồm sứ mệnh, tẩm nhìn, và chiến lược – giờ đầy chúng ta có thể phát huy vai trò của Bản đồ chiến lược. Bản đồ chiến lược sẽ cung cấp những chi tiết cần thiết đểlàm cho những tuyên bố định hướng của lãnh đạo trở nên có ý nghĩa và khả thi hơn với tất cả nhân viên. Chúng tôi bắt đầu từ yếu tố tài chính của Bản đồ chiến lược và sau đó xem xét đến các yếu tố khách hàng, học tập và phát triển nội bộ.

Yếu tố tài chính:

Chiến lược cân bâng những các lực lượng mâu thuẫn - dài hạn và ngắn hạn

       Thẻ điếm cân bằng xem yếu tố tài chính là mục tiêu cao nhất đối với các công ty muốn tối đa hóa lợi nhuận. Thước đo kết quả tài chínhcho thấy liệu chiến lược (gồm cả việc triền khai và thực thi chiến lược) có đóng góp vào việc cải thiện kết quả cuối cùng của công ty hay không. Các mục tiêu tài chính thường liên quan tới đo lường lợi nhuận – ví dụ như chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI). Về cơ bản, các chiến lược tài chính thật đơn giản: công ty có thể kiếm tiền nhiều hơn bằng cách (1) bán nhiều hơn, (2) chi tiêu ít hơn. Mọi yếu tố khác chỉ đóng vai trò như nhạc nển. Bất kỳ chương trình nào – khách hàng thần thiết, chất lượng, 6-sigma, quản lý tri thức, kỹ thuật đột phá, kỹ thuật just-in-time (một kỹ thuật quản trị hàng tốn kho nhằm tránh tồn đọng hàng/nguyên liệu trong kho – ND) – chi tạo ra giá trị khi chúng đưa đến kết quả là bán hàng nhiều hơn hoặc chi phí giảm đi. Do đó, kết quả tài chính của công ty được cải thiện qua hai phương pháp cơ bản – tăng trưởng doanh thu và năng suất. 


Từ khóa tìm kiếm nhiều: hoach dinh chien luoc

Copyright © 2009 Hoạch định chiến lược .