Tập trung các khoản đẩu tư vào nguồn nhân lực

      Ngay cả khi chúng ta quản lý năng lực của tất cả mọi người, chúng ta vẫn có xu hướng tập trung thiên về những vị trí công việc đòi hỏi kỹ năng cao. Việc nhận dạng các nhóm công việc chiến lược làm một số việc mà ta chưa từng nhận ra… Đó là công việc của nhân viên sơ cũng có tầm quan trọng không kém. Việc tập trung cho công việc này  có thể mang lại  những lợi ích to lớn.

Tập trung các khoản đầu tư nguồn nhân lực

     Trên đây là nhận xét của Paul Smith, Giám đốc nhân sự của công ty Gray-Syracuse, vể một chương trình huấn luyện một nhóm kỹ năng mới cho 30 nhân viên lắp ráp. Công ty Gray-Syracuse là một công ty tầm cỡ thế giới về sản xuất các bộ phận khuôn đúc chính xác dành cho các sản phấm cơ khí cao cấp dùng cho động cơ máy bay,  thiết bị phát điện và tên lửa. Ban điều hành công ty, sau khi phát triến hệ thống Thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard – BSC) và Bản đồ chiến lược cho chiến lược mới của công ty, thấy rằng có một cơ hội quan trọng đế giảm bớt các công việc lặp đi lặp lại và nâng cao chất lượng ở dây chuyển đầu tiên trong quy trình sản xuất. Những nhân viên vận hành sơ cấp trong quy trinh này – những người thợ ráp khuôn – có tác động quan trọng nhất đến việc giảm các công việc lặp đi lặp lại và giảm bớt thời gian từ lúc bắt đắu ýtưởng sản phẩm cho đến khi giao hàng cho khách hàng. Công ty tập trung chi phí đào tạo có hạn của mình vào việc huấn luyện số ít các nhân viên quan trọng đó và giảm được phân nửa thời gian đế đạt được mục tiêu chiến lược.

      Ví dụ về công ty Gray-Syracuse cho thấy rằng hiện tại các công ty có thể tập trung các khoản đẩu tư vào nguồn nhân lực, hay tổng quát hơn là đầu tư vào tài sản vô hình để tạo ra giá trị đặc biệt và bền vững. Ngày nay tất cả các công ty đểu có thể tạo ra giá trị bền vững từ những đòn bẩy tài sản vô hình: nguồn nhân lực; hệ thống thông tin và dữ liệu; các quy trình phục vụ khách hàng kịp thời; quan hệ khách hàng và nhãn hiệu; năng lực cải tiến; và văn hóa. Trong nhiều thập kỷ nay đã xuất hiện khuynh hướng chuyển từ nền kinh tế hướng vể sản phẩm, dựa trên tài sản hữu hình sang nển kinh tế tri thức và dịch vụ, dựa trên tài sản vô hình. Thậm chí sau khi bong bong chứng khoán NASDAQ,(National Association of Securities Dealers Auto­mated Quotation System) và dot-com (ngành công nghệ thông tin) bị vỡ, nhũng tài sản vô hình – vốn không thể đo lường qua hệ thống tài chính của một công ty- vẫn chiếm đến hơn 75% giá trị của một công ty. Những tài sản hữu hình bình quân của công ty – giá trị tài sản ròng ghi trên sổ sách trừ đi các khoản nợ – chỉ mang lại ít hơn 25% giá trị thị trường của công ty.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: chiến lược

Copyright © 2009 Hoạch định chiến lược .