Tình hình ngành ngân hàng Nhật
Chiến lược
Năm 2001, trong tình hình ngành ngân hàng Nhật vẫn sa vào suy thoái và các cơ quan nhà nước tăng cường giám sát rủi ro với các định chế tài chính, BTMHQẠbắt đầu đặt vấn đề về tính hiệu quả của cơ chế quản trị tố chức của mình, mặc dù vẫn đang tăng trưởng vượt trội.
Hideo Yamamoto, Phó chủ tịch cao cáp và trưởng khói kế hoạch nhận xét: “Chúng tôi biết rằng trước tiên phải truyền đạt được chiến lược của từng bộ phận trước khi có thể xác định chiến lược khu vực hợp nhất. Và phương pháp thực hiện từ thấp lên cao dường như là bước cần thiết đầu tiên”. Một nhóm thực thi gồm đại diện từng bộ phận kinh doanh xây dựng một bản liệt kê giao cho từng bộ phận thực hiện, và cả nhóm tổng hợp chiến lược khu vực hợp nhất từ những phản hồi chung.
Bản đồ chiến lược
Để xây dựng thẻ điểm cho khu vực Châu Mỹ, trước tiên BTM thiết lập một “nền tảng chiến lược”, trong đó xác định những chủ để và nội dung rộng khắp trong bốn yếu tố của hệ thống BSC. Từng mục tiêu có thể được gắn kết theo các chủ đề đó và được phân loại theo 3 hình thức: phổ biến, chung, và đơn lẻ.
- Mục tiều phổ biến: Một mục tiêu bát buộc của cả ngân hàng, tống cộng gồm 6 nội dung. Ví dụ: “Nâng cao hiệu quả chi phí” là nội dung bắt buộc trong yếu tố tài chính của Thẻ điếm từng bộ phận.
- Mục tiều chung: một mục tiêu hên bộ phận được chia sẻ giữa các đơn vị kinh doanh cùng hợp tác với nhau để đạt được những kết quả cụ thế. Ví dụ: “Quy trình phê duyệt tán dụng xuyên suốt”, một mục tiêu quy trình nội bộ được các bộ phận tín dụng và cho vay cùng quan tâm; “Tang cường cộng tác qua chuỗi cung ứng”, được các bộ phận quan hệ khách hàng, xử lý nghiệp vụ và hạch toán nội bộ cùng chia sẻ; “Hợp tác chặt chẽ giữa chuyên viên quan hệ khách hàng và chuyên viên sản phẩm” khuyến khích việc cung ứng các sản phẩm có giá trị cao đến các khách hàng mục tiêu.
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
chiến lược kinh doanh
của công ty