Khai thác sâu hơn mối quan hệ với khách hàng hiện có
Công ty có thể tăng doanh thu bằng cách khai thác sâu hơn mối quan hệ với khách hàng hiện có. Điểu đó giúp họ bán được nhiều hơn các sản phẩm /dịch vụ hiện có hoặc các sản phẩm /dịch vụ cộng thêm. Ví dụ như ngân hàng có thể nỏ lực thu hút khách hàng tiền gửi sử dụng thẻ tín dụng, và vay tiền để mua nhà hoặc xe hơi.
Công ty cũng có thể tăng doanh thu bằng cách bán những sản phẩm hoàn toàn mới. Ví dụ như Amazon.com bán thêm đĩa CD và thiết bị điện tử bên cạnh việc bán sách; Mobil khuyến khích khách hàng đồ xăng ghé vào mua sắm tại các cửa hàng tiện lợi của họ ở các cây xăng. Công ty cũng có thể tăng doanh thu bằng cách hướng đến khách hàng ở phân khúc và thị trường hoàn toàn mới. Ví dụ như Staples ngày nay nhắm đến các doanh nghiệp nhỏ cũng như khách hàng mua lẻ. Đồng thời, công ty có thể hướng đến các thị trường mới, chẳng hạn như mở rộng việc bán hàng từ thị trường trong nước ra thị trường quốc tế.
Tăng năng suất, khía cạnh thứ hai của một chiến lược tài chính, cũng có thể diễn ra theo hai cách.
Một là, công ty giảm giá thành bằng cách giảm chi phí trợc tiếp và gián tiếp. Việc cắt giảm giá thành như thế cho phép công ty sản xuất ra cùng số lượng sản phẩm với ít chi phí hơn về nhân công, vật liệu, năng lượng và nguyên liệu đầu vào.
Hai là, bằng cách sử dụng tài sản tài chính hữu hình hiệu quả hơn, công ty giảm nhu cẩu về vốn cố định và vốn lưu động cần cho hoạt động kinh doanh. Ví dụ, qua phương thức just-in-time, công ty vẫn đảm bảo một doanh thu nhất định với một mức độ tốn kho thấp hơn. Bằng cách giảm “thời gian chết” của thiết bị sản xuất, cống ty có thế sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn mà không cẩn tăng đầu tư vào thiết bị và nhà máy.
Khi tổ chức lựa chọn một sự cân bằng giữa hai cánh tay đòn bẩy thường xuyên mâu thuẫn nhau là tăng trưởng và năng suất, mói liên hệ của yếu tố tài chính với chiến lược xuất hiện. Những hành động nhằm tăng doanh thu thường mất thời gian lầu hơn những hành động tăng năng suất trong việc tạo ra giá trị. Dưới áp lực thể hiện kết quả tài chính cho cổ dông, khuynh hướng của các công ty là ưu tiên cho kết quả ngắn hạn hơn là dài hạn. Bước đầu tiên trong Bản đồ chiến lược buộc công ty phải đương đầu với sự căng thẳng này. Mục tiêu tài chính tống quát là, và phải là, ảuy trì sự tăng trưởng giá trị cho cổ đông. Vì vậy, yếu tố tài chính của chiến lược phải có cả khía cạnh dài hạn (tăng trưởng) và khía cạnh ngắn hạn (năng suất). Việc cân bằng đồng thời hai động lực này là khuôn khổ tố chức cho phấn còn lại của Bản đồ chiến lược.
Đọc thêm tại:
- http://hoachdinhchienluoc24h.blogspot.com/2015/06/ban-o-chien-luoc-va-iem-can-bang.html
- http://hoachdinhchienluoc24h.blogspot.com/